Giống cây bạch đàn là loại cây dễ trồng, phù hợp thổ nhưỡng nhiều nơi và có nhiều giá trị. Hãy cùng vườn ươm cây giống Trần Dũng tìm hiểu về đặc điểm, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn thông qua bài viết dưới đây nhé!
Cây bạch đàn (tên tiếng anh Eucalyptus) còn được gọi là cây khuynh diệp, cây dầu gió, cây an thụ,... thuộc họ Sim (Myrtaceae) có tên khoa học là Eucalyptus globulus Labill.
Bạch đàn có nguồn gốc từ nước Úc được Việt Nam gieo trồng từ những năm 1950. Hiện nay có hơn 700 loài bạch đàn có mặt trên bản địa Australia, Philippines, Đài Loan. Loài cây này được trồng và du nhập qua các Châu Mỹ, Á, Âu, Phi nên có đặc tính dễ trồng. Ở Việt Nam, từ những năm 1956 cây khuynh diệp được trồng nhằm phủ xanh đồi trọc.
Bạch đàn ở Việt Nam hiện nay có nhiều loại phân bố rải rác khắp bản đồ đất nước như Bạch đàn đỏ (vùng đồng bằng), Bạch đàn trắng (trồng gần biển), Bạch đàn lá liễu (vùng cao), Bạch đàn to (phù sa), Bạch đàn Mai đen, bạch đàn ướt (vùng cao nguyên)
Cây bạch đàn thuộc loài cây thân gỗ, có nhiều loại khác nhau nhưng đa phần có các đặc điểm nổi bật như:
Cây bạch đàn là loại cây thân gỗ trung bình - lớn, cây trưởng thành cao từ 5m - 30m trong vòng 5 - 10 năm. Phần vỏ cây màu nâu xám, mềm, chứa ít tinh dầu. Vỏ cây thường bong tróc thành từng mảnh lộ ra lõi gỗ có màu vàng sẫm. Thân cây thường thẳng tắp, ít tán lá. Đường kinh thân từ 7cm- 12cm.
Vì cây này có bộ rễ ăn sâu, rộng, cây lại mọc nhanh (một cây trồng 7 năm đã có thể cao 20m), có khả năng hút nước trong đất rất mạnh cho nên thường được trồng ở những nơi vùng lầy, ẩm thấp để cải tạo những vùng này, làm giảm tỷ lệ bệnh sốt rét. Mùi thơm của lá cũng có tác dụng đuổi muỗi.
Lá cây bạch đàn nổi bật với hình mũi giáo hoặc lưỡi liềm. cuống lá ngắn, hai mặt lá đều có màu xanh nhạt đến đậm dần và pha vàng, bề rộng của lá từ 1cm - 10cm. Lá bạch đàn chứa nhiều tinh dầu Eucalyptol, khi vò có mùi đặc trưng giống dầu gió nên còn được gọi là cây dầu gió.
Hoa có cuống ngắn, mọc ở nách lá, có màu trắng, bên trong có nhiều hạt nhỏ màu nâu. Một số loài bạch đàn có hoa màu sắc sặc sỡ, dùng làm cây cảnh. Quả cây bạch đàn hình chén, bên trong cũng chứa nhiều hạt. Hạt màu đen có chức năng sinh sản.
Cây bạch đàn thường sống ở nơi có nhiệt độ từ 18 - 32 độ C, độ cao từ 100m - 300m so với mực nước biển, mặt đất dày khoảng 50cm - 100cm do có bộ rễ ăn sâu. Đất trồng phù hợp nhất là loại đất phù sa.
Cây có thể trồng trên các nền đất chua và kiềm, sống tốt được trên các nền đất nghèo dinh dưỡng. Cây thường được trồng ở các cao nguyên, vùng đồng bằng,...
Bạch đàn là loài cây có độc tính, vì vậy, nếu chỉ trồng loài cây này sẽ làm cho đất bị khô cằn, xấu đất. Nên trồng bạch đàn cùng các loại cây khác để bù đắp dinh dưỡng cho đất.a