Cây gỗ giá tỵ hay còn được gọi là cây gỗ tếch (Teck – có nghĩa là báng súng. Xuất phát từ việc gỗ của loài cây này hay được dùng để sản xuất báng súng trong quan sự). Giá tỵ là cây thân gỗ lớn với chiều cao trung bình trên 30m. Thân cây mọc thẳng; đường kính từ 60 đến 80cm. Nhánh cây non phủ lông có, nhìn giống gỉ sắt. Vỏ cây thường có màu vàng xám; nứt dọc thân thành vảy nhỏ; dai và hẹp. Gốc cây có rãnh và cạnh.
Lá cây hình trái xoan hoặc hình trứng ngược. Hoa mọc thành cụm khá lớn hình chùy, thường ra vào cuối hè đến đầu thu và có màu trắng. Quả thường kết từ tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau. Những khu rừng nhiệt đới là nơi phù hợp nhất cho sự sinh trường và phát triển của cây.
Cây gỗ giá tỵ hay còn được gọi là cây gỗ tếch (Teck – có nghĩa là báng súng. Xuất phát từ việc gỗ của loài cây này hay được dùng để sản xuất báng súng trong quan sự). Giá tỵ là cây thân gỗ lớn với chiều cao trung bình trên 30m. Thân cây mọc thẳng; đường kính từ 60 đến 80cm. Nhánh cây non phủ lông có, nhìn giống gỉ sắt. Vỏ cây thường có màu vàng xám; nứt dọc thân thành vảy nhỏ; dai và hẹp. Gốc cây có rãnh và cạnh.
Lá cây hình trái xoan hoặc hình trứng ngược. Hoa mọc thành cụm khá lớn hình chùy, thường ra vào cuối hè đến đầu thu và có màu trắng. Quả thường kết từ tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau. Những khu rừng nhiệt đới là nơi phù hợp nhất cho sự sinh trường và phát triển của cây.
Cây giá tỵ ưa sáng, chịu giá rét và nhiệt độ cao. Loài cây này được phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Myanmar, Lào, Thái Lan. Cây được nhập giống và trồng ở nước ta từ năm 1950. Hiện nay, cây gỗ này được trồng nhiều ở các tỉnh Sơn La; Phú Thọ; Lai Châu; Đồng Nai; Bình Dương; Tây Ninh; Đắc Lắc; Tuyên Quang; Bắc Cạn.
Gỗ giá tỵ được đánh giá là một trong những loại gỗ quý với kết cấu tốt. Gỗ giá tỵ có màu xám thiên nâu hoặc vàng sẫm. Kết cấu thân cây gỗ gồm 2 phần giác gỗ và lõi gỗ riêng biệt. Phần lõi gỗ màu đậm hơn giác gỗ. Loại gỗ này có phẩm chất cực tốt và rất được ưa chuộng tại Việt Nam vì những lý do như:
– Gỗ giá tỵ có độ dẻo dai cao; dễ uốn cong; thớ gỗ mịn. Người dùng rất dễ gia công và tạo hình các sản phẩm đồ nội thất.
– Vân gỗ đẹp và mềm mại. Bề mặt gỗ dễ làm sạch nên bất cứ món đồ nào làm từ gỗ giá tỵ đều có tính thẩm mỹ cao.
– Khả năng chịu lực của gỗ cực tốt nên được ứng dụng rất đa dạng trong sản xuất bàn ghế; giường; tủ hay các món đồ nội thất khác
– Trong gỗ có loại tinh dầu tự nhiên chống côn trùng và nấm mốc cực tốt. Qua thời gian dài sử dụng người dùng không lo mối mọt hay các loại côn trùng khác làm hư hại sản phẩm.
– Thêm một điểm cộng nữa là phẩm chất tự nhiên của gỗ rất phu hợp với điều kiện thời tiết; khí hậu Việt Nam. Sự thay đổi nhiệt độ và thời tiết giữa các mùa không làm gỗ giá tỵ bị cong hay nứt như các loại gỗ khác. Thời tiết nồm ẩm cũng không gây nấm mốc.
Vậy gỗ giá tỵ thuộc nhóm mấy? Các nhà khoa học lâm nghiệp xếp loại gỗ này vào nhóm 3 – nhóm gỗ tạp. Đặc điểm chung của các loài cây gỗ thuộc nhóm này là gỗ nhẹ và mềm hơn. Nhưng độ bền; độ dẻo dai và khả năng chịu lực lại cực cao.
Cây giá tỵ có tán lá rộng với khả năng che nắng tốt nên được trồng nhiều ở các công viên; đường phố; bảo tàng; bệnh viện….Mục đích chính là tạo bóng mát; thanh lọc không khí và mang lại không gian xanh sạch đẹp. Ngoài ý nghĩa tạo cảnh quan và cải tạo môi trường sống; loài cây này còn có nhiều giá trị kinh tế khác mà chưa nhiều người biết. Cụ thể là:
– Gỗ giá tỵ được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất đồ nội thất. Thị trường rất ưa chuộng các loại giường tủ, bàn ghế, cửa; sàn nhà; tay vịn cầu thang…bằng gỗ giá tỵ. Màu sắc bắt mắt của loại gỗ này sẽ mang đến không gian sang trọng cho mọi công trình.
– Trong thời chiến, con người đã sớm nhận ra đặc tính vừa bền vừa đẹp của loại gỗ này và dùng nó để chế tạo báng súng
– Gỗ tếch cũng được dùng để đóng thuyền vì khả năng chịu mặn tốt hay đóng tà vẹt cho đường ray.
Cây giá ty thích hợp nhất khi được trồng trên vùng đất tương đối bằng phẳng, với độ dốc nhỏ hơn 25 độ. Cây phát triển tốt ở đất có tầng dày phát triển trên đá mẹ bazan, granít; phù sa sông; phù sa cổ; đất có thành phần cơ giới nhẹ; đất ít chua đến trung tính hoặc hơi kiềm. Đất trồng cay gỗ tếch phải đủ ẩm nhưng thoát nước tốt. Những loại đất mỏng bị kết vón; đất cát; đất xói mòn; đất đá ong đều không phù hợp.
Thời điểm thích hợp nhất để trồng cây gỗ tếch là vào đầu mùa mưa; sau khi có 1 trận mưa rào hoặc trồng vụ hè thu. Tùy từng vùng mà người làm rừng nên chọn thời điểm trồng cây cho phù hợp.
Chúng ta cần chuẩn bị đất trồng từ cuối năm trước. Lúc này, lớp thực bì cần được phát sạch và đốt (theo quy định phòng chống cháy) trước khi đào hố trồng cây. Việc đốt dọn lớp thực bì và cày chảo từ 3 – 4 lần giúp đất được trộn đều; hỗ trợ tốt nhất cho sự sinh trưởng của cây trong giai đoạn đầu.
Nếu trên đất trồng có nhiều gốc cây; gò mối; mô đất, bà con nên cày thảo nhiều lần để tạo độ bằng phẳng nhất định. Việc làm này cũng góp phần tăng độ tơi xốp cho đất. Việc này vô cùng quan trọng đối với những khu vực có độ mấp mô và độ dốc cao.
Mật độ trồng cây gỗ tếch phụ thuộc vào mục đích trồng và điều kiện khí hậu từng vùng. Phương thức trồng cũng có thể khác nhau, từ trồng tập trung, trồng phân tán, trồng quanh rào…Mật độ thông thường nhất là 1.100 cây/ha. Bà con có thể trồng hàng cách hàng 3m, cây cách cây 3m. Khoảng cách này sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc cơ giới hóa và phòng chống cháy rừng cây giá tỵ sau này.
Hố trồng cây gỗ tếch nên có kích thước 40x40x40cm. Việc đào hố cần tiến hành trước khi trồng 1 tháng và cần được bón lót phân NPK theo tỉ lệ 15 – 15 – 15, từ 50 – 100 gram/hố. Phân được trộn đều dưới đáy hố với lớp đất mặt. Lớp đất vun cần được lấp xuống dưới hố trước khi trồng cây 15 ngày.
Bà con cần đặt cây gỗ tếch vào chính giữa hố và giữ cây thẳng đứng. Sau đó, bà con dùng đất mặt vun và nén chặt xuống gốc. Đất lấp xong phải cao hơn miệng hố; cao hơn cổ rễ 2-3cm. Việc lấp hố hình mu rùa có tác dụng hạn chế ngập úng; giúp cây phát triển tốt hơn.
– Sau khi trồng 1 tuần đến 10 ngày, bà con cần kiểm tra và nghiệm thu tỷ lệ cây sống. Những vị trí cây chết cần được trồng dặm kịp thời để cây mới bắt kịp tốc độ phát triển của những cây đã trồng.
– Sau 1 tháng trồng cây, bà con nên làm cỏ vun gốc
– Định kỳ 6 tháng 1 lần bà con cũng nên làm cỏ, vun gốc và bón phân. Lượng phân bón là 100 gram NPK/lần bón. Ngoài ra, bà con cũng có thể kết hợp bón thêm phân chuồng hoặc các loại phân hữu cơ khác trong 3 năm đầu.
– Định kỳ 6 tháng 1 lần, trong suốt 3 năm đầu bà con nên làm sạch cỏ giữa 2 hàng cây để tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển.
– Trong năm đầu tiên, chậm nhất là 3 tháng sau khi trồng rừng cây giá tỵ, bà con phải tiến hành dọn thực bì; vun xới quanh gốc 1m. Việc này cần tiến hành 2 lần vào quý 3 và quý 4 của năm nếu trồng cây vụ xuân hè; chọn thời thích hợp để chăm sóc 1 lần nếu trồng cây vụ hè thu.
– Năm thứ 2 và năm thứ 3 cũng tiến hành chăm sóc như năm thứ nhất
– Sau 3 – 5 năm trồng, bà còn nên tiến hành tỉa thưa để loại bỏ những cây sâu bệnh; gãy đổ; tổn thương. Mật độ chỉ nên để khoảng 50% số lượng cây trồng so với ban đầu.