Địa chỉ: Tổ 6, Ấp 4, Sông Trầu, Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai
VƯỜM ƯƠM TRẦN DŨNG

Hotline Tư Vấn

0397 866 513

Hotline Khách Hàng

0963 521 663

CÂY PHI LAO

  • 57 Lượt Xem
  • Cây phi lao được biết đến như là một loại cây tiêu biểu trồng ở các rừng phòng hộ ven biển bởi đặc tính dễ sống và chịu được nắng gió khắc nghiệt. Tuy nhiên một số giống phi lao đã được lai tạo trở thành thú cây cảnh của nhiều người. Chúng ta cùng tìm hiểu về loại cây này trong bài viết sau nhé!

  • Giá: Liên hệ
CHI TIẾT SẢN PHẨM

Đặc điểm giống cây phi lao cần lưu ý khi trồng

Cây phi lao là cây thuộc họ dương xỉ, lá kim nên về cơ bản khá dễ sống, tuy nhiên vẫn có một số đặc điểm về các điều kiện tự nhiên bạn cần lưu ý để cây có thể phát triển nhanh và tốt nhất.

Đặc điểm hình thái của cây phi lao

Đặc điểm hình thái của cây phi lao là loại cây thân gỗ, lá kim thường cao từ 10 – 15m và có lớp vỏ ngoài màu nâu nhạt, bên trong có màu nâu hồng.

Hoa của cây phi lao là hoa đơn tính gốc, cụm hoa đực mọc vòng quanh, tập trung ở đầu cành và lúc hoa nở thì nhị có màu vàng nâu.

Đặc điểm sinh thái của cây phi lao

Cây phi lao giống sinh trưởng tốt nhất trên đất cát pha, thường là những vùng ven biển hoặc đồng bằng, nơi có khí hậu ở mức trung bình 24-27 độ C và lượng mưa đều đặn 700 – 2000mm, độ pH 6,5 – 7

Tuy nhiên nếu là đất cát nghèo, dốc tụ hoặc có thành phần cơ giới nhẹ và độ pH đạt 5,5 thì cây vẫn có thể sinh trưởng.

Đối với các khu vực có thành phần đất cơ giới nặng, độ pH 4 đến 4,5 và đất quá khô xấu, đất đồi mỏng thì cây rất khó phát triển và dễ chết.

Mặc dù phi lao là giống cây dễ sống nhưng trong 2 đến 3 năm đầu cây vẫn cần phải được chăm sóc thường xuyên và xới đất nên bạn cần lưu ý điều này để giúp cây sinh trưởng tốt nhất.

Công dụng khi trồng cây phi lao

Cây phi lao cảnh có giá trị thẩm mỹ vô cùng lớn, giúp cho không gian trở nên sang trọng hơn thậm chí có một số cây còn thuộc loại cây phong thủy, giúp gia đình người trồng thịnh vượng hơn.

Còn với cây phi lao thường thì ai có thể phủ nhận giá trị bảo vệ đất liền, giữ cát của chúng, rừng phi lao phòng hộ được sử dụng như một tấm khiên giúp ngăn cát bay và xâm lấn đất liền.

Cách trồng cây phi lao

Cách trồng cây phi lao đơn giản nhất thường được thực hiện trong 3 bước cơ bản bao gồm: gieo giống cây, cấy cây vào bầu, cấy cây vào luống để tạo rễ trần và cuối cùng là chăm sóc cây con.

Gieo giống cây

Gieo giống cây được thực hiện trong 60 đến 90 ngày cho đến khi cây con đạt chiều cao từ 10-12cm. Sau đó nhổ cây để cấy vào bầu.

Lưu ý bạn nên hồ dễ bằng dung dịch bùn và phân chuồng hoai pha loãng sau khi nhổ cây để cây có thêm dinh dưỡng khi cấy bầu.

Cấy cây vào bầu

Cây con nên được cấy vào bầu nilon có kích thước tùy thuộc vào thời gian bạn muốn nuôi cây, ví dụ trong 6 tháng kích thước là 8x12cm còn 12 tháng là 15x25cm.

Khi chuẩn bị bầu thì các thành phần trong bầu cần đảm bảo đủ 89% đất cát pha + 10% phân chuồng hoai + 1% super lân theo trọng lượng của bầu. Sau đó tưới ẩm tới đáy bầu trước khi cấy cây giống.

Cấy cây vào luống để tạo rễ trần

Tạo luống cấy cây giống như luống gieo cây và đảm bảo khoảng cách giữa các cây là 20x20cm hoặc 25x25cm.

Sau đó tưới nước đủ ẩm và bứng cây xuống như cấy cây vào bầu.

Chăm sóc cây con

Sau khi gieo cây giống bạn cần phải chăm sóc cây con từ 1 đến 2 tháng đầu theo quy trình gồm: làm dàn che bóng cho cây ( bảo đảm cao 0,8-1m, độ che bóng từ 40-50%) và tưới nước đủ ẩm hàng ngày.

Làm cỏ phá váng mặt bầu và mặt luống định kỳ, bón thúc phân chuồng 3-5kg/m2 bằng cách hoà phân với nước và tưới cho cây 1 đến 2 lần trong suốt thời gian nuôi cấy (60 – 90 ngày).

Sau khi cấy 60-90 ngày thì bạn có thể bỏ dàn che. Mọi việc chăm sóc cây được dừng lại trước khi trồng 1-2 tháng.

Cách chăm sóc các loại cây phi lao

Đối với các loại cây phi lao giống thường thì việc chăm sóc chỉ tập trung chủ yếu ở thời gian đầu khi cây còn non. Tuy nhiên sau khi cây đã cứng cáp thì không cần chăm sóc quá nhiều.

Nhưng đối với các loại cây phi lao cảnh thì việc chăm sóc hàng ngày là điều nên làm, bởi vì các giống cây phi lao cảnh có nhiều đặc điểm cần chú ý hơn không chỉ về các điều kiện tự nhiên như đất nước, khí hậu,…

Cây phi lao cảnh

Cây phi lao cảnh có kích thước nhỏ hơn so với giống cây phi lao thường nhưng cần chăm sóc kỹ hơn để cây không bị còi cọc và ra quả đẹp.

Điều quan trọng nhất là đất trồng cây phải đảm bảo luôn được tơi xốp và tưới ẩm 2 lần 1 ngày. Ngoài ra phi lao cảnh là loài cây ưa nắng nên nếu có điều kiện bạn hãy để cây ở chỗ có ánh sáng mặt trời là tốt nhất.

Cây phi lao bonsai

Đối với cây phi lao bonsai thì yêu cầu chăm sóc đòi hỏi nhiều kỹ thuật và người chăm sóc cần có kiến thức nhất định về bonsai và tạo dáng cây.

Ngay từ khi cây còn non thì việc uốn thân tạo dáng cây đã được thực hiện và cần bắt sâu đục thân hay bón thúc phân bón 1 năm/lần với liều lượng là 0,5kg phân rong biển và 50g phân vi sinh cho 1 gốc.

Bởi lẽ như vậy vì cây phi lao bonsai nếu không chăm sóc cẩn thận sẽ dễ bị phù thân hoặc teo tóp thân và mất dáng.

Cây dương phi lao

Cây dương phi lao cũng là loại phi lao cảnh những có kích thước nhỉnh hơn một chút và dễ chăm sóc hơn.

Bạn chỉ cần chú ý chăm sóc cây trong 2-3 năm đầu cho cây cứng cáp và vào dáng hơn thì sau đó việc chăm sóc sẽ chỉ đơn giản là tưới nước, xới đất, làm cỏ, tỉa cành và bón phân định kỳ là cây đã có thể sinh trưởng tốt.

Một số mẫu cây phi lao đẹp

Cây Giống Trần Dũng sẽ giới thiệu một số mẫu và dáng cây phi lao đẹp để bạn có thể tham khảo và tìm mua làm đẹp cho gia đình mình.

Cây phi lao bonsai dáng nhỏ gọn và dễ chăm sóc sẽ rất phù hợp để ở vị trí cửa chính ra vào và đón tiếp khách của bạn mỗi lần đến chơi nhà, giúp ngôi nhà trở nên sang trọng hơn.

Nếu nhà bạn có sân vườn rộng hơn thì bạn có thể chơi những gốc phi lao lâu năm với tán cây dáng mái xòe. Tuy nhiên giá thành của những gốc này thường không rẻ, nhưng nếu có điều kiện để chơi thì cây sẽ ngày càng có giá trị cao hơn.

 
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Yêu Cầu Gọi Lại